Tự tôn đến vậy nhưng người Trung Quốc vẫn phải thừa nhận tụt hậu trước 1 công nghệ "Made in USA"?

19/09/2023 20:02

Trong bối cảnh các phương tiện giao thông phát triển không ngừng như hiện nay, có vẻ như các nỗ lực cải thiện an toàn giao thông đường bộ của Trung Quốc vẫn là chưa đủ.

Hình minh họa.

Và người Mỹ lại có cách tiếp cận khác để xử lý lốp xe cũ đó là biến chúng thành mặt đường.

Thực tế là việc sử dụng lốp xe để làm đường đã được người Mỹ tiến hành từ những năm 1960 khi một kỹ sư đã phát hiện ra rằng việc sử dụng những chiếc lốp xe cũ và các rác thải cao su có kết quả rất tốt trong xây dựng đường xá.

Con đường làm bằng lốp xe cũ nằm ở Los Angeles có một hiệu ứng rất thú vị, đó là nếu một vật thể nào đó gây lún trên mặt đường, một thời gian sau sẽ có sự phục hồi nhẹ.

Hiệu ứng này là do việc trộn nhựa đường cùng với các mảnh vụn từ khoảng 3.600 lốp xe cũ trước khi trải lên quãng đường dài 1,4 km.

Con đường này trông không khác gì những con đường thông thường ngoại trừ việc chúng trông tối hơn một chút.

Tự tôn đến vậy nhưng người Trung Quốc vẫn phải thừa nhận tụt hậu trước 1 công nghệ Made in USA? - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Tự tôn đến vậy nhưng Trung Quốc vẫn phải thừa nhận tụt hậu?

Việc tận dụng lốp xe cũ để làm đường mang lại cả lợi ích kinh tế lẫn môi trường, vậy tại sao Trung Quốc không bắt chước người Mỹ như các công nghệ khác?

Trong bài báo được đăng tải trên Sohu gần đây, cây viết dưới bút danh KepuRoom cho rằng mặc dù Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong việc xây dựng đường bộ và sản xuất lốp xe nhưng nước này "vẫn chưa bắt chước được Mỹ trong việc làm đường bằng lốp xe cũ".

Và những nguyên nhân chính được cho là các rào cản kỹ thuật cũng như việc bảo mật.

Cây viết tiếp tục nhấn mạnh rằng để làm những con đường kiểu này "cần tới các công nghệ tiên tiến và việc làm chủ các công nghệ này không dễ dàng - đòi hỏi công nghệ kỹ thuật xuất sắc, công nghệ vật liệu tiên tiến và quy trình sản xuất tiên tiến".

Tác giả thừa nhận Trung Quốc đã có những bước đột phá ở một số mặt "nhưng trình độ tổng thể của nước này vẫn tụt hậu so với trình độ hàng đầu quốc tế.

"Yêu cầu về bí mật công nghệ của Mỹ cũng là một trong những lý do khiến Trung Quốc không bắt chước làm bằng lốp cũ... thông tin bí mật này rất quan trọng đối với một quốc gia và một khi bị rò rỉ sẽ gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia", tác giả nhấn mạnh.

Tự tôn đến vậy nhưng người Trung Quốc vẫn phải thừa nhận tụt hậu trước 1 công nghệ Made in USA? - Ảnh 4.

Hình minh họa.

"Bí mật quốc gia" gì trong công nghệ làm đường bằng lốp cũ?

Theo một bài viết được The Construction Index đăng tải vào năm 2019, giám đốc kỹ thuật của công ty xây dựng Tarmac ông Brian Kent đã giải thích một số lý do chính khiến nước Anh chậm áp dụng công nghệ đến từ Mỹ này.

Đầu tiên là vì người dân Anh chưa nhận thức đầy đủ quy mô lãng phí lốp xe và khả năng tái chế chúng, và hầu hết lốp xe phế thải đều được xuất khẩu.

Tiếp theo đó là vấn đề chi phí, nhiều triệu USD sẽ phải chi ra cho các thiết bị để biến lốp xe cũ thành các mảnh vụn cao su đủ nhỏ để sử dụng (lốp xe chứa nhiều loại vật liệu gia cố ngoài cao su (sợi và thép) và để loại bỏ chúng mất khá nhiều thời gian).

Kỹ thuật trộn nhựa đường và vụn lốp xe cũ trước đây được gọi là "trộn ướt", tức là hỗn hợp này phải được trộn sẵn trước khi vận chuyển tới công trường. Và vì phải vận chuyển nên các vụn cao su có xu hướng tách ra khỏi hỗn hợp gây tiêu tốn một chi phí không nhỏ.

Vào năm 2011, người Mỹ đã bắt đầu áp dụng quy trình "trộn khô" cung cấp các vụn cao su để trộn ngay với nhựa đường trước khi sử dụng và đây là phương pháp ổn định và rẻ hơn nhiều.

Tự tôn đến vậy nhưng người Trung Quốc vẫn phải thừa nhận tụt hậu trước 1 công nghệ Made in USA? - Ảnh 6.

Các nhà nghiên cứu của RMIT tại Australia (Úc) mới đây đã phát triển một công nghệ trộn vụn lốp xe cũ và RCA (Cốt liệu bê tông tái chế, cụ thể là gạch vụn xây dựng sau xử lý) theo tỉ lệ 5:95 để cho ra đời vật liệu làm nền đường (nằm dưới lớp nhựa đường) mới.

Nhận định tương tự cũng được tác giả người Trung Quốc Zhongshu đưa ra trong bài viết được đăng trên huawei.com.cn ít tháng trước.

Tác giả cho biết rằng Trung Quốc đã rải nguyên các lớp lốp xe cũ như một lớp nền phía dưới mặt đường nhựa, thứ giúp tăng các đặc tính cơ học của đường và giúp giảm chi phí cho việc xay nhỏ vụn cao su như người Mỹ, tuy nhiên ứng dụng này chỉ trên quy mô nhỏ.

Và ứng dụng được tiến hành nhiều và hiệu quả kinh tế hơn đó là trộn vụn cao su với polimer để làm lốp xe mới hoặc để làm các mặt đường pít bằng cao su trong sân vận động.

Tự tôn đến vậy nhưng người Trung Quốc vẫn phải thừa nhận tụt hậu trước 1 công nghệ Made in USA? - Ảnh 7.

Hình minh họa.