3 khẩu súng thần công được trục vớt trên con tàu đắm: Thợ lặn kể thời khắc chạm mặt cổ vật

08/02/2022 00:06

Con tàu cổ đắm ở độ sâu gần 30 mét nên nhóm thợ phải lặn nhiều giờ dưới nước, ngậm vòi dưỡng khí và đeo thêm chì để tiếp cận.

6 thợ lặn kiệt sức tới ngất xỉu 

Ba bảo vật Quốc gia súng thần công. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh

Việc trục vớt tàu đắm gặp rất nhiều khó khăn. Tờ Tuổi trẻ khi đó mô tả, nhóm thợ thuê tàu trọng tải 45 tấn ra tời, mỗi người thợ lặn phải mang đai chì nặng từ 13 - 15kg mới đủ sức kéo chìm xuống dưới đáy biển. Tới khi trục vớt xong, 6 thợ lặn kiệt sức tới ngất xỉu phải đi cấp cứu.

Thời điểm đó, nhóm thợ lặn dùng cả 1 khẩu súng thần công để trả công cho chủ tàu 45 tấn. Người chủ tàu sau đó đem súng ra thị trấn Can Lộc "cắm" cho dân tiêu thụ sang Trung Quốc nhưng đã bị công an huyện thu giữ kịp thời. Hai khẩu còn lại được để tại vườn của ngư dân.

Khi hay tin, Bảo tàng Hà Tĩnh đã tới thương lượng với ngư dân, trích kinh phí hỗ trợ họ để đưa các vổ vật về bảo quản và làm hồ sơ xin công nhận bảo vật Quốc gia.

3 khẩu súng thần công được trục vớt trên con tàu đắm: Thợ lặn kể thời khắc chạm mặt cổ vật - Ảnh 2.

Ảnh: Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh

3 bảo vật Quốc gia độc nhất vô nhị

Theo thuật lại của báo Hà Tĩnh, 3 khẩu súng thần công này là bảo vật Quốc gia độc nhất vô nhị, có kích thước và hoa văn giống hệt nhau. Cả phần thân súng, chuôi súng và nòng súng đều có hình hoa văn rồng cùng hoa, lá, dây leo cách điệu, tất cả họa tiết này đều được phủ bằng bạc.

Ở phần thân súng có hai quai hình rồng cách điệu nạm bạc, ngay dưới có trang trí hình vương miện và bài minh súng hình chữ nhật.

Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh ghi nhận, 3 khẩu súng thần công do một hiệp thợ đúc vào cùng năm, đều có màu nâu xám, hình trụ tròn, thon nhỏ dần về phía miệng súng, hoa văn giống nhau, chỉ có bài minh văn chữ Hán ghi ở mỗi thân súng là khác nhau.

Phần đốc súng gồm có khóa nòng, cổ và núm súng. Trong đó, khóa nòng được tạo đường gờ hình tròn đồng tâm, nóng súng có đường kính 12cm, khoang để thuốc súng có lỗ thông hơi ra bên ngoài. Giữa súng có trục súng và đáy vành có tác dụng cố định súng trên giá đỡ, bên trên có quai súng được tạo hình đầu rồng.

Đặc biệt, hoa văn rồng trên thân súng có 4 móng và đuôi xoắn cong dữ tợn theo phong cách thời Nguyễn.

"Trước khi được trục vớt dưới biển lên, hoa văn và chữ Hán trên ba khẩu thần công này đều được nạm bạc cầu kỳ, tinh tế. Nhưng, sau khi được trục vớt lên, hai khẩu thần công bị người dân bóc hết phần nạm bạc có trên súng, còn khẩu còn lại được vẫn còn một số hoa văn ở phần đầu và thân và phần chữ Hán còn nạm bạc", bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh thông tin.

3 khẩu súng thần công được trục vớt trên con tàu đắm: Thợ lặn kể thời khắc chạm mặt cổ vật - Ảnh 4.

Cận cảnh thân súng thần công. Ảnh: Vietnamnet

Cũng theo nguồn trên, khẩu thân công thứ nhất được mệnh danh là Bảo quốc An dân Đại tướng quân tam vị chi nhất, dịch là: Vị thứ nhất trong ba vị Bảo quốc An dân Đại tướng quân; Khẩu thứ hai mệnh danh là Bảo quốc An dân Đại tướng quân tam vị chi nhị, dịch là: Vị thứ hai trong ba vị Bảo quốc An dân Đại tướng quân; Khẩu thứ ba mệnh danh là Bảo quốc An dân Đại tướng quân tam vị chi tam, dịch là: Vị thứ ba trong ba vị Bảo quốc An dân Đại tướng quân.

Niên đại của súng thần công này ghi Minh Mệnh nhị niên tuế thứ Tân Tị cát nguyệt nhật chú, nghĩa là đúc vào ngày lành tháng tốt năm Minh Mệnh thứ Hai (Tân Tị 1821).

3 khẩu thần công này đúc bằng đồng hiếm có, có giá trị nổi bật vào loại bậc nhất được đúc dưới triều đại nhà Nguyễn và các triều đại phong kiến Việt Nam được lưu truyền cho đến ngày nay.

3 khẩu súng thần công được trục vớt trên con tàu đắm: Thợ lặn kể thời khắc chạm mặt cổ vật - Ảnh 5.

Ảnh: Vietnamnet

(Tổng hợp)

Xem thêm:

Tin liên quan

"Biển người" đổ về Đà Lạt, Sa Pa, chùa Tam Chúc dịp Tết: Chuyến du xuân "ngộp thở"


https://soha.vn/3-khau-sung-than-cong-duoc-truc-vot-tren-con-tau-dam-tho-lan-ke-thoi-khac-cham-mat-co-vat-20220206160314729.htm