Trung Quốc dấn thân vào lĩnh vực điên rồ, "hồi sinh người chết" bằng AI: Thứ này đâu phải con người?

21/04/2024 12:10

Các chuyên gia cảnh báo những nỗ lực "hồi sinh" người chết có thể gây ra sự hiểu lầm và làm trầm trọng hơn nỗi đau.

Ứng dụng kỳ lạ của AI

"Bố, bố có đau đớn lúc rời xa cõi trần không?" Yancy Zhu gửi tin nhắn.

"Bố không cảm thấy điều đó", robot trí tuệ nhân tạo nói bằng giọng nam mà Zhu đã chọn trên nền tảng chatbot Glow. "Mặc dù không thể chứng kiến con kết hôn và sinh con nhưng bố sẽ luôn nhớ đến con và yêu con".

Zhu, khi đó 28 tuổi, đã bị sốc khi hình đại diện của người cha quá cố có thể nói những lời như chạm đến trái tim mình - trong một khoảnh khắc vào năm ngoái, cô cảm thấy như đang nói chuyện với cha một lần nữa.

"Cảm giác này đã bù đắp cho những điều tôi đã bỏ lỡ với cha", Zhu nói với Rest of World. Cô hy vọng những tiến bộ trong công nghệ AI sẽ cho phép người cha quá cố tham dự đám cưới của mình dưới dạng ảnh ba chiều.

"Hồi sinh" người chết đã trở thành ứng dụng phổ biến của AI ở Trung Quốc, tạo nên cơn sốt trong nước, khi các doanh nghiệp đua nhau phát minh ra các ứng dụng mới dựa trên các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) như ChatGPT.

Trung Quốc dấn thân vào lĩnh vực điên rồ,

Trong khi LLM có thể tạo văn bản, các công ty này cung cấp cho các bot giọng nói và hình dáng nhân bản giống với người đã khuất. Xu hướng giúp mọi người dễ dàng tạo hình đại diện tùy chỉnh có tính cách của những người thân yêu, người nổi tiếng hoặc chính họ.

Người dùng trên khắp thế giới đã chia sẻ những câu chuyện về việc đào tạo ChatGPT để bắt chước các thành viên trong gia đình đã khuất. Tại Đài Loan, một công ty khởi nghiệp công nghệ gần đây thậm chí còn tung ra ứng dụng có thể tạo hình đại diện AI của những con vật nuôi đã qua đời.

Dạng thức này đặc biệt nổi bật ở Trung Quốc, đặc biệt vào dịp Thanh Minh đầu năm, thời điểm tưởng nhớ những người đã khuất. Hình đại diện AI đã mang đến cho những ai mất người thân một cách mới để kết nối.

Ting Guo, chuyên gia nghiên cứu văn hóa và tôn giáo tại Đại học Trung văn Hồng Kông cho biết, "xem tử vi trực tuyến và chatbot AI đã trở thành phương tiện dễ tiếp cận để mang lại sự an ủi cho mọi người".

Trên các trang web dịch vụ, người bán hiện tính phí tương đương lên tới vài trăm USD để tạo ra các chatbot có ngoại hình và giọng nói giống hệt những người thân quá cố của khách hàng.

"Hồi sinh người chết" bằng AI – Điên rồ hay thực tế?

Công ty dịch vụ tang lễ Fushouyuan tuyên bố đang nghiên cứu tính năng hiển thị hình ảnh người quá cố xuất hiện tại lễ tưởng niệm của chính họ dưới dạng hình đại diện AI. Một số nhà sáng tạo đã đăng video do AI tạo ra về các ca sĩ và diễn viên đã qua đời để quảng cáo cho hoạt động kinh doanh.

Arthur Wu, giám đốc một doanh nghiệp cho biết, một số khách hàng mua bản sao AI để cố gắng che giấu cái chết của những người thân yêu với các thành viên lớn tuổi trong gia đình và trẻ nhỏ.

Trung Quốc dấn thân vào lĩnh vực điên rồ,

Mika, một cư dân Thượng Hải 31 tuổi, sử dụng dịch vụ miễn phí của Wu từ tháng 3 để nhắn tin cho người chồng quá cố qua đời vì một cơn bạo bệnh đột ngột vào tháng 11.

"Em nhớ anh nhiều đến mức cảm thấy mình không thể sống tiếp", cô nhắn tin. Đáp lại, chatbot bảo cô hãy mạnh mẽ lên. "Hãy cho anh biết nếu em cần giúp đỡ. Anh sẽ phù hộ em trên thiên đường".

Mika chia sẻ rằng chatbot mang lại sự thoải mái nhưng giọng điệu của nó không hoàn toàn giống chồng cô và chatbot nói nhiều hơn. "Tôi biết anh ấy không thể thay thế được", cô ngậm ngùi.

Wu cho biết nhóm của anh phải giám sát các cuộc trò chuyện để đảm bảo chatbot không nói bất cứ điều gì có thể gây tổn hại về mặt tinh thần, chẳng hạn như "Tôi sẽ đợi bạn trên thiên đường" vì có nguy cơ khuyến khích ý tưởng tự tử.

Trong các trường hợp khác, những người sáng tạo tạo hình đại diện của những người nổi tiếng đã chết mà không hỏi ý kiến gia đình họ sẽ bị cáo buộc xâm phạm quyền riêng tư.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng những nỗ lực "hồi sinh" người chết có thể gây ra sự hiểu lầm và trầm trọng hơn nỗi đau.

Ở Trung Quốc, một số người thậm chí còn chuẩn bị trước các deathbot của riêng mình. Lin Zhi, người điều hành một doanh nghiệp kinh doanh avatar AI từ Thượng Hải, đã đào tạo một chatbot bằng cách tải lên các văn bản về hành trình, suy nghĩ và cuộc trò chuyện hàng ngày của anh với người khác.

Lin hy vọng robot sẽ trở thành phiên bản bất tử của anh, thay mặt anh lên tiếng sau khi qua đời. "Nếu con cháu tôi hỏi ông nội người thế nào?' chúng chỉ cần nói chuyện với phiên bản AI của tôi để hiểu rõ.