Khoan sâu 10.000m để lấy bằng được ‘kho báu’ tất cả quốc gia đều cần, láng giềng Việt Nam sử dụng công nghệ gây choáng

21/02/2024 20:07

Trung Quốc khoan sâu 10.000m dưới lòng đất ở lưu vực Tarim để mở ra kho báu dầu khí.

Khoan sâu 10.000m để lấy bằng được ‘kho báu’ tất cả quốc gia đều cần, láng giềng Việt Nam sử dụng công nghệ gây choáng - Ảnh 1.

Tarim là lưu vực dầu khí lớn nhất Trung Quốc, thuộc khu vực Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc), phần lớn các mỏ ở đây đều ở độ sâu dưới 6.000 - 8.000m. Theo dự đoán của các chuyên gia, nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào được chôn sâu 10.000m trong lưu vực Tarim.

Theo The Paper, một giếng thăm dò nằm trên sa mạc Taklamakan trong lưu vực Tarim của Trung Quốc đã khoan tới độ sâu gần 10.000m dưới lòng đất, là mũi khoan sâu nhất từ trước đến nay của nước này. Hiện nay, giếng đã được khoan tới độ sâu 9.950m dưới lòng đất sau hơn 200 ngày và đang tiếp tục khoan nốt 50m cuối cùng.

Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Dầu khí mỏ dầu PetroChina Tarim Phùng Thiếu Ba cho biết, theo đo đạc thực tế, nhiệt độ của hệ tầng độ sâu 9.900 m lên tới 195 độ C, áp suất trong hệ tầng này cũng lên tới 230 MPa, tương đương với áp lực phải chịu dưới đáy biển sâu 20.000m. Điều kiện làm việc khắc nghiệt này luôn thách thức các dụng cụ và thiết bị khoan của Trung Quốc.

Tại vị trí giếng khoan, một dàn tháp bằng thép 20 tầng cùng với mũi khoan, ống khoan và ống vách nặng hơn 2.000 tấn sẽ khoan sâu vào trong lòng đất, xuyên qua hơn 10 địa tầng, nơi đất đá có niên đại khoảng 145 triệu năm.

Trong đó, cỗ máy nặng 2.000 tấn để khoan sử dụng phần mềm điều khiển tự động, bộ điều khiển được tích hợp với hệ thống máy chủ trung tâm. Máy khoan này không chỉ phá bỏ các tầng đất đá mà còn có thể thu thập và quản lý nhiều thông tin khác nhau xung quanh môi trường mỏ kho báu tài nguyên.

So với các máy khoan truyền thống cần sự điều khiển của người vận hành, máy khoan này không người lái có thể tự vận hành và có thể làm việc 24 giờ/ngày, nâng cao hiệu quả công việc đáng kể. Đồng thời, máy khoan không người lái có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao và thấp, khí độc… từ đó bảo vệ sự an toàn cho người vận hành.

Vì điều kiện địa chất tại khu vực có kho báu này rất phức tạp, việc khai thác các tài nguyên này đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn và công nghệ. Cùng với đó, việc phát triển và sử dụng tài nguyên đòi hỏi phải bảo vệ môi trường và phát triển bền vững để đảm bảo sử dụng tài nguyên lâu dài và bảo vệ môi trường sinh thái.

Để vượt qua những thách thức này, Trung Quốc cần thực hiện một loạt biện pháp. Đầu tiên, Trung Quốc tăng cường nghiên cứu, thăm dò khoa học về kho báu này, đồng thời, tìm hiểu sâu hơn về sự phân bố và trữ lượng tài nguyên. Sau đó, Trung Quốc tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo sử dụng lâu dài tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Việc khai thác thành công đã giúp Trung Quốc giải quyết các vấn đề về năng lượng. Sự xuất hiện của nguồn tài nguyên này ở Tân Cương dường như đã tạo bước ngoặt lớn cho Trung Quốc. Sự kiên trì của các nhà khai thác dầu đã được đền đáp, mang lại những thành tựu mới cho hoạt động thăm dò và dự trữ năng lượng của Trung Quốc.

Kho báu khoáng sản ở Tarim ngủ yên hàng nghìn năm giờ đã được đào lên để góp phần phát triển kinh tế. Theo đó, lưu vực Tarim dường như trở thành món quà từ thiên nhiên với nhiều nguồn tài nguyên dầu khí phong phú với giá trị kinh tế lớn.

Những năm gần đây, với sự phát triển của ngành dầu mỏ Trung Quốc, việc phát hiện tài nguyên dầu khí ở tầng giữa và tầng nông của trái đất ngày càng trở nên khó khăn. Do đó, Trung Quốc buộc phải tiến hành thăm dò sâu trong lòng đất. Việc khoan những giếng sâu vừa giúp xác định các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng, đồng thời giúp đánh giá rủi ro của các thảm họa môi trường, như động đất và núi lửa phun trào.

Giếng thăm dò ở Tarim của Trung Quốc dự kiến sẽ khoan trong 457 ngày. Nếu hoàn thành đúng kế hoạch, đây sẽ trở thành giếng khoan trong lục địa thứ hai trên thế giới có độ sâu thẳng đứng trên 10.000 m và lập kỷ lục về thời gian khoan.