Các siêu xe 'triệu đô' được thử nghiệm va chạm như thế nào?

04/03/2022 16:10

Hầu như ai cũng biết rằng sau các bài thử nghiệm va chạm, phần lớn các xe đều nát bươm và phải bỏ đi. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc những chiếc siêu xe "triệu đô" được thử nghiệm như thế nào không?

Hầu như ai cũng biết rằng sau các bài thử nghiệm va chạm, phần lớn các xe đều nát bươm và phải bỏ đi. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc những chiếc siêu xe "triệu đô" được thử nghiệm như thế nào không?

 

Không thể chỉ nhìn vào giá bán mà kết luận một chiếc xe có an toàn hay không. Độ an toàn chỉ có thể được xác định thông qua các bài thử nghiệm va chạm và thể hiện bằng chứng nhận của các cơ quan, tổ chức có uy tín. 

Thử nghiệm va chạm đã trở thành một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp ô tô từ nhiều thập kỷ nay. Các siêu xe "triệu đô" được thử nghiệm va chạm như thế nào?

Tuy nhiên, nhiều siêu xe có giá lên tới hàng triệu USD, nên dù chỉ đem một chiếc ra để thử nghiệm va chạm cũng cực kỳ tốn kém. Nếu cũng làm như thông thường thì họ sẽ tốn hàng chục triệu USD mỗi năm, chưa kể tới việc nếu như chiếc xe bị đánh giá xếp hạng kém thì coi như... "công cốc". Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất siêu xe phải dùng mẹo để cắt giảm chi phí thử nghiệm va chạm. Giống như với các xe bình dân, thử nghiệm va chạm với xe đắt tiền chủ yếu được thực thiện chỉ với "xác xe", tập trung vào phần khung vỏ, túi khí, dây đai an toàn, hay hệ thống phanh..., còn các bộ phận ít liên quan, như động cơ hay trang bị nội thất đắt tiền không cần phải tham gia. Do đó, với hầu hết bài kiểm tra va chạm, Lamborghini chọn giải pháp không lắp động cơ cho xe để giảm tổn thất.

Trong khi đó, hãng Rimac cho biết nguyên mẫu siêu xe chạy điện Nevera đã trải qua 45 bài thử nghiệm va chạm thực tế, phá hủy hoàn toàn 9 chiếc xe mẫu. Nếu tất cả đều được trang bị hoàn chỉnh như xe bán ra thị trường thì chi phí cho việc thử nghiệm xe lên tới hơn 20 triệu USD, và đó mới chỉ là tiền xe. Cả NHTSA, IIHS và NCAP đều chưa thử nghiệm va chạm với siêu xe của Bugatti, Koenigsegg hay Pagani. Lý do đơn giản là giá xe quá đắt; ví dụ, mẫu "bèo" nhất của Bugatti là Veyron cũng có giá khoảng 2 triệu USD, hay Koenigsegg Regera có giá 1,9 triệu USD.

Thay vì hi sinh cả chục chiếc xe trị giá vài triệu USD, họ chỉ dùng một chiếc duy nhất cho tất cả các cuộc thử nghiệm va chạm. Sau mỗi lần, hãng lại tiến hành sửa chữa để phục vụ cuộc thử nghiệm kế tiếp; cứ như vậy từ năm này qua năm khác. 

 

Bên cạnh đó, với các hãng xe nhỏ, như Koenigsegg, McLaren, hay Pagani, việc dành ra hẳn chục chiếc xe để phục vụ thử nghiệm va chạm đôi khi chiếm gần hết tổng số xe mà hãng có thể sản xuất trong một năm. Vì thế, việc chỉ dành ra một chiếc để thử nghiệm va chạm, sửa hoặc làm vỏ mới, rồi lại thử nghiệm lần sau là giải pháp giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn lực so với việc vứt bỏ xe sau mỗi cuộc thử nghiệm, rồi lại sản xuất một chiếc hoàn toàn mới cho lần sau.

Sau mỗi cuộc thử nghiệm va chạm, hầu hết hư hỏng chỉ tập trung ở vỏ xe, phần có chi phí thấp hơn nhiều so với các bộ phận khác. Khung xe là phần đắt nhất và với siêu xe, khung thường được làm bằng vật liệu sợi carbon rất cứng. Do đó, hãng chỉ cần đảm bảo rằng phần khung xe được bảo toàn trong các cuộc thử nghiệm va chạm là có thể tiết kiệm kha khá chi phí.

Các hãng siêu xe như Bugatti và Koenigsegg sử dụng phần mềm mô phỏng va chạm của riêng mình để thu thập dữ liệu, từ đó có những điều chỉnh thiết kế và trang bị cho phù hợp. Vì khung xe là phần đắt nhất, Koenigsegg đã đầu tư một bộ siêu máy tính để kiểm tra kết cấu khung xe bằng vật liệu sợi carbon. Chỉ khi nào dữ liệu thu được từ các cuộc mô phỏng va chạm khiến hãng tin rằng chiếc xe sẽ vượt qua được bài thử nghiệm thực tế mà không bị hỏng bộ khung thì mới bắt đầu tiến hành.

Các cuộc thử nghiệm va chạm kỹ thuật số cũng tốn hàng ngàn USD, nhưng như vậy vẫn hơn là phá hủy cả một chiếc Bugatti Veyron hay Koenigsegg Regera giá vài triệu USD mà kết quả vẫn không như ý.

Tuy nhiên, với Rimac, như vậy đã là tiết kiệm hết mức, vì với các bài thử nghiệm an toàn thụ động hơn, hãng đã dùng phần mềm mô phỏng tình huống. Rimac cho biết, các kỹ sư của hãng đã thực hiện hàng ngàn cuộc thử nghiệm kỹ thuật số. Mỗi cuộc chỉ diễn ra trong 80 phần nghìn giây, nhưng hệ thống máy tính có thể phải mất tới 20 tiếng để xử lý dữ liệu.

Theo

Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Xe vỡ kính lái vẫn giao mới cho khách, đại lý phủi trách nhiệmXe vỡ kính lái vẫn giao mới cho khách, đại lý phủi trách nhiệm

Một chủ xe ở Mỹ đã yêu cầu đại lý Ford giao xe trong vòng 3 tuần khi biết tin chiếc Bronco mới cứng của mình bị hỏng trong lúc vận chuyển.