Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không kể thành tích, không than khó, hãy nêu giải pháp

05/07/2023 16:06

(NLĐO) - Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành nông nghiệp đã không buồn tẻ bởi Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu không báo cáo kết quả, không than khó, thay vào đó là các giải pháp phải được đưa ra

Ngày 5-7, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không thể lấy tiêu chí sản lượng để làm mục tiêu phấn đấu

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị không nêu lại kết quả đạt được, cần tập trung nêu những mục tiêu, giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau đó ông gợi ý 16 nhóm vấn đề cốt cán của ngành để thảo luận rất cụ thể.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) 6 tháng đầu năm đạt 24,59 tỉ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng NLTS lớn nhất của Việt Nam; giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 21,4%, tăng 7,7%; xuất khẩu sang Mỹ chiếm 20,2%, giảm 32,9% và xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 7,7%, giảm 5,3%.

Tổng kim ngạch nhập khẩu NLTS khoảng 19,96 tỉ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt khoảng 4,63 tỉ USD, giảm 11%.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị

Sau khi nghe thủ trưởng các đơn vị phát biểu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng chỉ còn khoảng trên dưới 120 ngày làm việc với những nỗ lực để đạt được các chỉ tiêu đề ra cho năm 2023 nhiều khó khăn, thách thức.

Nhấn mạnh từ khóa của hội nghị sơ kết là "giải pháp", "tư lệnh" ngành nông nghiệp mong các "giải pháp" sẽ sớm được hiện thực hóa, phát huy hiệu quả trên thực tiễn quản trị, điều hành sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp.

Về thị trường, Bộ trưởng yêu cầu quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước. Cập nhật chính sách nông nghiệp của các quốc gia, đưa ra các giải pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp. Xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, tăng cường xuất khẩu nông sản đa giá trị. Tận dụng các Hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng mới; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu.

Tiếp cận tốt hơn với thị trường trong nước thông qua các kênh thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội tương tác.

Bộ trưởng cho biết gần đây, tỉnh Bắc Giang chủ động kết nối nhiều hình thức đa dạng, mới lạ, thu hút sự tham gia của các nhà Sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, đến từ nhiều vùng miền khác nhau, để xúc tiến tiêu thụ vải thiều. "Đây là một gợi ý, để không chỉ bà con nông dân Bắc Giang, mà nhiều địa phương khác của Việt Nam, có thể khai thác tốt các nền tảng mạng xã hội trong giao dịch, góp phần thúc đẩy quảng bá hình ảnh nông nghiệp, nông sản của địa phương, của quốc gia.