Ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển bền vững sau đại dịch

Sau 3 ngày thành công rực rỡ, hai trong số những từ phổ biến nhất được dùng để mô tả VTIC & VFDC là nhiệt huyết và năng lượng; các thuộc tính mà STS đã và đang khai thác cho mục đích phát triển bền vững và với tư cách là Một Người Phục Vụ.

Đó cũng chính là một trong những giá trị cốt lõi mà STS đang mang trong mình để truyền tải đến những người đang làm việc trong ngành dệt may và đặc biệt là thế hệ Z Việt Nam, để họ có thể bùng cháy đam mê và nỗ lực vươn lên cao hơn nữa trong sự nghiệp của mình.

Chất lượng dữ liệu và phân tích chuyên sâu từng được coi là công cụ kinh doanh mà chỉ các Ông lớn mới có nhu cầu mua và sử dụng. Điều đó đang thay đổi nhanh chóng! Trung Tâm Thông Tin Dệt May Việt Nam (VTIC) của STS, ngoài công cụ "tình báo kinh doanh" dựa trên hơn 50 triệu dữ liệu lớn (Big Data Analytics), hỗ trợ các DN loại bỏ một số phỏng đoán trong việc lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu, thì các "bí quyết" tính giá thành sản xuất kinh doanh của một sản phẩm bông (cotton), sợi, vải hay quần áo trước nay được coi là "bí mật" nhà nghề của các DN dệt may truyền thống Việt Nam thì nay đã được "bật mí" tại VTIC. VTIC với phương châm là không vì lợi nhuận (not for profit) đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng dệt may hiện nay.

1-1665737138.jpg

Ngày hội Số hóa Vải & Khám Phá của STS cũng khơi dậy được sự tò mò về bức tranh Metaverse NFT tại Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Đối tượng tiêu dùng của các Doanh Nghiệp Dệt May hiện hữu trong 3-5 năm nữa là ai, chính là thế hệ Z, là con cháu của chính các ông chủ bà chủ đó, là những người đang sống trong siêu vũ trụ Metaverse, nơi nhiều không gian thực tế ảo cùng tồn tại với nhau.

Chủ tịch Vitas - Ông Vũ Đức Giang nhận định, thực hiện cam kết của Thủ Tướng Chính Phủ tại CPO26, ngành dệt may Việt Nam tuy phải đối mặt với thách thức, song vẫn có nhiều cơ hội để chuyển đổi sang phát triển kinh tế xanh, bền vững sau đại dịch, thông qua nguồn lực trong nước và hỗ trợ quốc tế.

2-1665737154.jpg

Theo khảo sát của Wunderman Thompson Data cho Wunderman Thompson Intelligence, 86% người được hỏi mong muốn doanh nghiệp đóng góp một phần trong việc giải quyết những thách thức lớn như biến đổi khí hậu; 88% tin rằng tính bền vững nên là một hoạt động kinh doanh tiêu chuẩn; và 89% tin rằng các thương hiệu nên làm nhiều hơn nữa để giảm tác động của carbon. 

3-1665737168.jpg

Giờ đây, sự chú ý của người tiêu dùng đối với các hoạt động bền vững đang hòa vào lĩnh vực kỹ thuật số, nơi các Nhãn hàng Dệt May tham gia thị trường Metaverse cũng phải làm phần việc của mình để duy trì các nền tảng thân thiện với môi trường và đáp ứng các mục tiêu bền vững. Điển hình là các thương hiệu công nghệ & thời trang Frontier 3D, 4tify, KhaAr hiện nay cũng không nằm ngoài mục tiêu ấy.

Đến với VTIC & VFDC, Tập đoàn An Phước - VIRAMIE, đã mang đến một chuỗi sản xuất công nghệ xanh từ nguyên liệu cây gai xanh (Ramie) và các sản phẩm vải quần áo rất được giới trẻ và khách nước ngoài quan tâm.  Tại đây, HSBC Việt Nam cũng nhấn mạnh lần nữa, việc cam kết thu xếp nguồn vốn lên tới 12 tỉ đô la Mỹ để tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho các dự án bền vững của Việt Nam và các doanh nghiệp tại Việt Nam cho đến năm 2030.

 

 

Thu Hồng

Link nội dung: https://congnghedoisong.vn/nganh-det-may-viet-nam-co-nhieu-co-hoi-phat-trien-ben-vung-sau-dai-dich-a23465.html